Phong cách lãnh đạo nên tránh xa càng tốt

Nhu cầu thỏa mãn mong muốn cá nhân là nhu cầu cơ bản của mỗi con người. Tuy nhiên, với cương vị là người đứng đầu của một tập thể, bạn phải biết kiểm soát nhu cầu của mình và làm việc vì lợi ích chung.

Là nhà lãnh đạo đồng nghĩa với việc bạn không những phải hoàn thành tốt trách nhiệm của mình mà còn phải đảm bảo chất lượng công việc của người khác. Chính áp lực này đã khiến không ít nhà lãnh đạo vấp phải những lỗi mà đôi lúc bản thân không nhận ra. Dưới đây là những kiểu lãnh đạo mà các boss cần tránh:

1. Luôn tỏ ra mình là số 1

Được đứng ở vị trí lãnh đạo không có nghĩa là bạn hoàn hảo về mọi mặt. Mỗi người khác nhau sẽ có những lợi thế khác nhau, vì vậy đừng bao giờ bác bỏ ý kiến của bất kỳ ai mà hãy xem xét, suy đoán, chọn lựa cũng như tiếp thu nếu có thể. Ngoài ra, kiến thức là vô hạn, do đó, thay vì quá đề cao bản thân, hãy luôn tìm cách học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình.

2. Kiểm soát nhân viên quá độ

Nhiều nhà lãnh đạo nghĩ rằng khi họ càng dành nhiều thời gian để quan tâm đến nhân viên thì nhân viên càng có cơ hội học hỏi, phát triển bản thân. Thật ra, mọi việc nếu diễn ra một cách có chừng mực, thì đều có thể mang đến kết quả tốt.
Do đó, kiểm soát nhân viên trong từng hành động không những khiến bạn tốn thời gian và làm nhân viên cảm thấy khó chịu. Thay vào đó, nên đặt niềm tin và giao trọng trách đúng người. Nếu nhân viên không đủ khả năng, hãy là người bên cạnh và giúp đỡ thay vì luôn ép buộc họ phải làm theo ý bạn.

3. Thường xuyên vắng mặt

Nhân viên thường cảm thấy thoải mái làm việc hơn nếu sếp của họ không ở công ty và giám sát từng ly từng tí. Tuy nhiên, thường xuyên vắng mặt tại văn phòng là điều mà nhà quản lý không nên làm dù có quá bận rộn. Vị trí lãnh đạo không đơn thuần là dành cho người giỏi nhất, mà còn đòi hỏi ở nhà quản lý khả năng điều phối công việc, đưa ra nhận xét thích đáng, hỗ trợ cấp dưới hoàn thành tốt trách nhiệm.

4. Đặt lợi ích bản thân lên hàng đầu

Nhu cầu thỏa mãn mong muốn cá nhân là nhu cầu cơ bản của mỗi con người. Tuy nhiên, với cương vị là người đứng đầu của một tập thể, bạn phải biết kiểm soát nhu cầu của mình và làm việc vì lợi ích chung.
Một số nhà lãnh đạo sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà ép buộc nhân viên làm theo ý mình. Trong trường hợp này, nhân viên đó có khả năng vẫn cố gắng làm việc với năng suất thấp, qua loa, chủ yếu để làm hài lòng sếp. Suy cho cùng, công ty của bạn sẽ không thể vững mạnh nếu như cấp trên và cấp dưới đều không có sự cố gắng vì lợi ích chung.

5. Quá thân thiết với nhân viên

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên là điều mà mọi nhà lãnh đạo cần làm. Tuy nhiên, bạn sẽ khong thể nhận được sự tôn trọng tuyệt đối từ nhân viên nếu họ quá hiểu về con người của bạn và hành xử với bạn trên tư cách là 2 người bạn.
Ngoài ra, khi quá thân với nhân viên, thật khó để sếp trở thành một nhà lãnh đạo thẳng thắn, công minh trong công việc vì họ sợ điều này làm ảnh hưởng tới mối quan hệ thân thiết đã từng có.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *